Phân biệt tranh mạ vàng và dát vàng khác nhau như thế nào?

Phân biệt tranh mạ vàng và dát vàng khác nhau như thế nào?

15:45 - 17/10/2022

Nhiều người thắc mắc hoặc cũng chưa phân biệt được rõ khái niệm "mạ vàng" là gì? Và "dát vàng" là gì? Chính vì vậy, đôi khi nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn và đồng nhất giữa hai khái niệm này khi lựa chọn mua tranh mạ vàng

Mạ vàng và dát vàng là 2 kỹ thuật hiện đại và thủ công để phủ vàng thật lên một vật phẩm nào đó, cụ thể là phủ vàng lên những bức tranh để tặng thêm giá trị và sự sang trọng. Tuy nhiên, tranh mạ vàng và tranh dát vàng cũng có những điểm khác nhau.

Đối với tranh mạ vàng

Cụ thể, tranh mạ vàng là sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại để phủ một lớp vàng lên bề mặt bằng phương pháp mạ điện phân. Theo các nghệ nhân của King Gold Art thì nguyên liệu của những bức tranh được nhúng vảo 1 bể vàng với hệ thống thiết kế cực âm và dòng điện, cùng một thời gia và bí quyết công nghệ sẽ khiến một lượng vàng trong bể bám vào bề mặt của sản phẩm.

Với phương pháp và công nghệ mạ vàng điện phân hiện đại này giúp bề mặt Tranh mạ vàng mịn, đều, đẹp các góc và có sắc vàng lấp lánh, sang trọng, có giá trị cao hơn so với phương pháp dát vàng.

Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại tranh, được nhiều nơi chào bán tranh mạ vàng. Nhưng thực chất có phải là mạ vàng thật hay không thì ít người tiêu dùng có thể phân biệt và nhận biết. Vì hiện có khá nhiều công nghệ làm giả, nhái nếu nhìn bằng mắt thường và không có kinh nghiệm thì người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn và nghĩ rằng đó là mạ vàng thật. Nên để hiểu rõ hơn, bạn cũng có thể liên hệ Golden Gift Việt Nam để các chuyên gia tư vấn, giải đáp thêm giúp bạn hiểu hơn về công nghệ hiện đại này nhé. 

Đối với tranh dát vàng

Đây là phương pháp thủ công truyền thống có từ lâu đời, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những đồ vật hay những bức tranh dát vàng xuất hiện tại nhiều nơi như chùa chiền, nơi cung điện của Chúa hoặc gia đình giàu có. 

Khác với công nghệ mạ vàng thì phương pháp dát vàng thực chất là dùng những miếng vàng thật, trải qua nhiều công đoạn "giã" mỏng miếng vàng ra, theo ước tính, một chỉ vàng thì những người thợ lành nghề có thể "giã" mỏng được gần 1m2. Chính vì sự cầu kỳ và khó như vậy, nên phương pháp này cũng dần mai một, không còn được duy trì và phát triển như công nghệ mạ vàng điện phân.

Trên thực tế, vẫn còn một số làng nghề vẫn duy trì phương thức cổ truyền này, nhưng có thể đó chỉ là hình thức và biểu trưng gìn giữ nét văn hoá làng nghề.

Những miếng vàng sau khi được giã mỏng, siêu mỏng sẽ được người thợ dán lên trên bề mặt của những bức tranh bằng những lớp keo. Nhược điểm không chỉ năng suất thấp mà còn ở tính thẩm mỹ cũng những bức tranh dát vàng khi bề mặt không được đồng đều, lớp vàng không sáng đều, thậm chí nhìn thấy những thớ, vết nhăn. 

Đặc biệt một nhược điểm khác, đó là khí hậu thời tiết của Việt Nam gió mùa ẩm, đôi khi tác động đến bức tranh dát vàng khiến bong, phồng hoặc hỏng. Nên độ bền với thời gian là không thể như tranh mạ vàng điện phân.

Trên thực tế, thị trường nhiều nơi bán tranh dát vàng, nhưng thực chất đó chỉ là những miếng giả vàng hoá học chứ không phải là vàng thật, nên những miếng dán chỉ mang tính chất trang trí, nhìn sẽ giống như là dát vàng thật.

Nên tuỳ vào sở thích, ngân sách và hiểu biết của mỗi khách hàng, có thể lựa chọn những bức tranh mạ vàng thật hay tranh sát vàng fake trên thị trường. Để hiểu hơn nữa về nghệ thuật chế tác này, bạn có thể liên hệ đến King Gold Art, để được tư vấn, giúp bạn hiểu hơn và lựa chọn được những bức tranh đẹp nhé!